Thiền Tông
Khi niệm thiện niệm ác vắng bặt từ giờ này đến giờ khác thì lúc bấy giờ có 18 loại hỷ tưởng hiện ra (có thể gọi đó là thần thông), nhưng không làm chủ sanh, già, bệnh, chết; tâm tham, sân, si vẫn còn. Cái đặc biệt nhất của Thiền Tông là khi hết vọng tưởng thì tuệ tưởng xuất hiện thông suốt tất cả các công án.
Thấy tánh thì rất rõ ràng vì mỗi khi động tay, động chân đều là Phật Tánh nơi đó, nhưng lại có tật thường dùng ngôn ngữ công án tranh luận hơn thua.Thiền Tông biến Phật giáo thành Tiên Giáo, không gì khác hơn là Lão Giáo và trở thành Phật Giáo Tối Thượng Thừa (Trung Hoa), Bà La Môn trở thành Phật Giáo Đại Thừa (Ấn Độ), còn Phật Giáo Nguyên Thủy chánh gốc thì trở thành Phật Giáo Tiểu Thừa.
Thiền Tông đã biến Phật giáo thành một tôn giáo “Hữu ngã” qua hai câu kệ của Phật mà các Tổ Thiền Tông đã khéo cắt xén: “Thiên thượng, thiên hạ, Duy ngã độc tôn”. Bài kệ này có bốn câu, Thiền Tông chỉ lấy hai câu đầu, để xây dựng giáo phái Thiền Tông của mình, rồi tự tôn tự đại giáo pháp mình là trên hết, nên gọi là “Tối Thượng Thừa”, không có một tông phái nào hơn được.
Thiền Tông chấp nhận “Phật tánh” xây dựng một giáo phái hữu ngã vĩ đại, mà hiện giờ tín đồ Phật giáo đều chịu ảnh hưởng rất nặng: “Tâm tức Phật, Phật tức tâm" hay "Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh”. Những câu kinh này đã ăn sâu vào đầu óc của phật tử, chớ họ đâu biết rằng, nếu các pháp trong thế gian này chỉ thường còn một chút xíu, thì con người cũng không thoát khổ được.
Bởi vì còn có một chút xíu thì còn có “Ngã”, mà còn có ngã thì tu hành không giải thoát được và như thế thì đạo Phật cũng không ra đời, vì có ra đời thì cũng không giải quyết sự khổ đau của con người được.
Do đó đạo Phật gọi là Đạo “Vô ngã”. Các đệ tử của Thiền Tông, người nào cũng mang đầy kiến giải và chấp ngã vĩ đại, chẳng bao giờ biết nhường nhịn ai hết, lúc nào cũng tự kiêu, cho tôn giáo của mình là trên hết, cho Phật Tánh là một pháp môn tuyệt đối nhất trong thế gian này không có pháp môn nào hơn được “Pháp mà vô pháp”.
Thiền Tông biến Phật giáo thành một Phật giáo mới, một Phật giáo chấp ngã, kiêu căng tự đắc, lúc nào cũng thích tranh luận (nói nhiều), không đúng thánh hạnh trầm lặng, ít nói của một tu sĩ Phật giáo. Tánh cách của một thiền sư Đông Độ là la, hét, đánh, thuyết giảng lung tung, dịch, viết kinh sách rất nhiều, tuy rằng đã nói: “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự” nhưng các ngài thường sống không đi đôi với lời nói, thiền sư nào cũng để lại văn thơ quá nhiều.
Thiền Tông tri hành không hợp nhất. Đạo Phật không nói mà hành, vì thế, Phật giáo và Thiền Tông không giống nhau. Thiền Đông Độ thì ức chế tâm rơi vào các định tưởng, phát triển tuệ tuởng, ngược lại thiền định của đạo Phật thì xả tâm tham, sân, si nên làm chủ sự sống chết, chấm dứt luân hồi, tri hành nhất quán.
Thiền Tông xây dựng một thế giới Niết Bàn thường, lạc, ngã, tịnh; “Phật tánh” “Kiến tánh thành Phật”, “giác ngộ, triệt ngộ, chứng ngộ, v.v...”
Gợi ý
-
Kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông
những loại kinh sách giả hiệu Phật giáo, không phải là Phật thuyết mà do kiến giải của các tổ viết ra, được kết tập bởi những người tu hành chưa chứng đạo, một tạng kinh xô bồ không biết bài kinh nào tu trước, bài kinh nào tu sau,...
-
Thiền định của Phật Giáo Đại Thừa và Thiền Tông
thì thiền định là ở chỗ tâm không có vọng tưởng, như kinh Kim Cang dạy: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” Thiền Tông dạy: “Chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền”. Đó là thiền định ức chế tâm, rơi vào trạng thái tưởng...
-
Phật giáo Thiền tông
có một số nhà sư Trung Quốc chịu ảnh hưởng văn hóa đạo đức tư tưởng của Lão Tử. Họ triển khai thành một Phật giáo Trung Quốc ảnh hưởng vô vi của Lão giáo biến nền văn hóa đạo đức của Phật giáo Trung Quốc thành một nền văn...
-
Tu xong theo kinh sách Thiền Tông
tu hành chỉ có thông suốt tất cả những công án và kinh sách Thiền Tông, Đại Thừa, chỉ có một số tưởng giải để lý luận hơn thua.